Hội thảo "Sạt lở đất - Lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững"

Trước tình trạng sạt lở đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, gây thiệt hại to lớn về người và tài sản, ngày 14/10/2017, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc sẽ chủ trì tổ chức Hội thảo với chủ đề "Sạt lở đất - Lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững"

Hình 1. Lũ lụt ở Yên Bái khiến tỉnh lộ 174 bị sạt lở, huyện Trạm Tấu bị cô lập

Hội thảo "Sạt lở đất - Lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững" sẽ được diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Hà Nội, dự kiến có sự tham gia của các bộ, ngành có liên quan cùng nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước.

Buổi hội thảo được kỳ vọng sẽ mang lại những giải pháp tích cực cho việc hòng chống và xử lý sạt lở tại Việt Nam.

Theo thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, từ năm 2000 đến năm 2015, cả nước đã ghi nhận hơn 250 đợt lũ quét, sạt lở, làm chết và mất tích hơn 646 người, hơn 9700 ngội nhà bị hư hỏng, nhiều công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi bị hư hại, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 3300 tỷ đồng. Chỉ tính riêng trong đợt mưa lũ lịch sử diễn ra từ ngày 10/10 vừa qua, đã có gần 50 người thiệt mạng, nâng tổng số người chết do sạt lở, lũ quét từ đầu năm 2017 đến nay lên hơn 100 người.

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các bộ, ban, ngành liên quan để làm thế nào có thể làm giảm thiểu hậu quan do sạt lở đất, lũ quét gây ra. Đặc biệt, việc phòng chống sạt trượt trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, nếu không muốn chịu cảnh "mất bò mới lo làm chuồng" như thực tế đang diễn ra.

Khi sạt trượt, người có thể chạy, nhưng nhà cửa, đường sá, di tích, công trình… không thể di chuyển được. Bởi vậy, bên cạnh việc lập quy trình cảnh báo và sơ tán, cần xử lý nguyên nhân gây sạt - trượt và gia cố chống lại việc gây sạt - trượt bằng các giải pháp công nghệ mang tính bền vững. Đây cũng chính là những vấn đề nóng sẽ được bàn luận trực tiếp tại hội thảo “Sạt lở đất – Lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững” diễn ra ngày mai.

Hội thảo sẽ đưa ra phân tích hai dự án cụ thể về phòng chống sạt trượt đang được thực hiện tại Xín Mần (Hà Giang) và đồi Ông Tượng (Hòa Bình). Đây là hai trong số hơn 2.000 điểm có nguy cơ sạt lở cao và hiện đang được thí điểm một số công nghệ chống sạt trượt hiện đại như đóng đinh đất, hay lắp đặt hệ thống quan trắc cảnh báo sạt trượt…

Bên cạnh các bài tham luận, phân tích của các nhà khoa học Việt Nam, Hội thảo “Sạt lở đất – Lũ quét và giải pháp cho sự phát triển bền vững” còn có sự tham dự của Công ty Okuyama Boring và Nippon Steel & Sumikin Metal đến từ Nhật Bản.

Các chuyên gia đến từ hai công ty trên sẽ chia sẻ về thảm họa tại Nhật Bản, đặc biệt là những thiệt hại và chi phí cho việc phòng chống, khắc phục hậu qua do sạt lở đất và lũ quét tại đất nước này.

Ngoài ra, tại hội thảo, Okuyama Boring và Nippon Steel & Sumikin Meta cũng sẽ đề xuất một số giải pháp công nghệ cho việc cảnh báo và xử lý sạt trượt như gia cố mái dốc, làm kết cấu tường chắn, hàng rào chống lũ… hiện đang được áp dụng khá thành công tại Nhật Bản.

GEOTECH T&A

Bình luận (2 bình luận)
binh-luan

orderfext

15/12/2022

The meta analysis was conducted by EBCTCG and included the ABCSG 12, TEXT, SOFT, and HOBOE trials buy cialis online prescription Sterling mpTBZZQhGAVehTO 6 17 2022

binh-luan

urgeddete

17/04/2022

Azwzdm https://bestadalafil.com/ - Cialis Strenuous exercise especially when you do not exercise often is another example. Vnswil Cialis Cheap Abortion Pills Online https://bestadalafil.com/ - Cialis levitra pour femmes Nbzgsl

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

CÔNG TY CỔ PHẦN CHUYỂN GIAO VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỊA KỸ THUẬT (GTA Việt Nam)
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
Tiếng Việt Tiếng Anh